Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Tin Thế Giới

Cuộc chạm trán giữa chủ nghĩa ‘Toàn cầu hóa’ và chủ nghĩa ‘Dân tộc’ tại Brussels

Tổng thống Donald Trump và các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu đã không đạt được thỏa thuận trong việc thương lượng về các vấn đề của Nga tại cuộc họp Brussels trong chuyến thăm đầu tiên kể từ khi ông Trump lên nắm quyền.
Sau vòng đàm phán đầu tiên với Tổng thống Trump, lãnh đạo liên minh tại Brussels Donald Tusk nói rằng dường như họ có "vị thế khác nhau" để giải quyết Poutine, biến đổi khí hậu và thương mại thế giới.
Tusk cho biết trong một tuyên bố trên truyền hình rằng hai nhà lãnh đạo cùng đồng ý về cuộc chiến chống bạo lực quân sự và quan hệ với Ukraine.
Ông cho biết đã thảo luận về chính sách đối ngoại, an ninh, khí hậu và quan hệ thương mại, ông Tusk nói tại Brussels sau khi cùng giám đốc điều hành liên hiệp châu Âu Juncker gặp tổng thống Trump trong một giờ.
" Tôi cảm thấy là chúng tôi đã đồng ý về nhiều lĩnh vực, trước hết là chống khủng bố.
Ông ấy ở đó chỉ trong 36 giờ - nhưng những sự kiện này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho các mối quan hệ đang tiến triển."
Trong khi đó, bà Angela Merkel, cựu Thủ tướng Đức và cựu Tổng thống Mỹ, Obama đã xuất hiện cùng nhau trong một cuộc nói chuyện gọi là "Tham gia Dân chủ: chịu trách nhiệm ở địa phương và toàn cầu" tại Brandenburg Gate.
Tổng thống Hoa Kỳ đã mơ hồ về những cảm xúc thực sự của mình đối với EU, bị xáo trộn giữa cái gọi là "chiếc xe Đức" và "một tổ chức tuyệt vời".
Khối liên hiệp châu Âu sẽ muốn tạo ra sự khác biệt với Mỹ từ thương mại đến sự thay đổi khí hậu.
Trong một hội nghị thượng đỉnh các cường quốc thế giới thuộc nhóm 7 nước (G7) ở Sicily vào thứ sáu và thứ bảy, Trump sẽ nhấn mạnh lại cam kết của Hoa Kỳ đối với tự do thương mại và Hoa Kỳ vẫn thỏa thuận trong Hiệp định Paris về sự thay đổi khí hậu.
Nhà Trắng cho biết quyết định về thỏa thuận khí hậu sẽ đến sau chuyến thăm.
Một quan chức cao cấp của Brussels cho biết: "Chúng ta đều nhớ tâm trạng của chúng ta ở đây không chỉ ở Brussels mà cả ở châu Âu - đó là những lo lắng và thậm chí đôi khi còn sợ hãi về khuynh hướng mà chính quyền Mỹ mới thực hiện, đặc biệt hay đặc thù là trong sự hội nhập của châu Âu."
Cá nhân ông Trump dường như là người ủng hộ Brexit và chống lại liên minh châu Âu trong cuộc tranh cử tổng thống của ông. Ông từng công khai đề cập đến các nước thoát ly khỏi khối.
Tổng thống Trump, người đã từng cho Brussels là "địa ngục", vì sự nhập cư ồ ạt người hồi giáo, đã hạ cánh tại thủ phủ này của châu Âu sau chuyến thăm Trung Đông của mình trong cuộc gặp gỡ đầu tiên ở một hội nghị thượng đỉnh của NATO.
Trong khi bên ngoài đường phố một số người tụ tập để phản đối việc ông cho rằng nhà của họ là địa ngục - sau khi châu Âu rộng cửa đón người nhập cư người Hồi giáo, cùng lúc xảy ra những tội phạm ‘bạo lực tình dục’ khắp nơi, khủng bố lan tràn tại nhiều quốc gia, thảm sát hàng trăm người vô tội, vẫn tiếp diễn cho tới hôm nay. Điển hình là cách đây vài ngày tại Anh quốc.
Đường phố hầu như đã bị đóng cửa vì sự xuất hiện của tổng thống Hoa Kỳ và Đệ nhất phu nhân, lần đầu tiên đến cung điện hoàng gia Bỉ để gặp vua Philippe và nữ hoàng Mathilde.
Ông Trump sau đó cũng đã gặp Thủ tướng Charles Michel.
Các chính trị gia đầu não của châu Âu đã đối lập với chính sách của tổng thống Hoa Kỳ vì ông Trump theo chủ nghĩa dân tộc, trong khi họ chủ trương toàn cầu hóa, trước mắt là châu Âu thống nhất, dùng một quy tắc chung cho nhiều quốc gia, bất kể sự mâu thuẩn quyền lợi giữa các nước - và ông Trump thì chủ trương Hoa Kỳ là trên hết. Điều này tương tự như ứng cử viên tổng thống Pháp bà Marine L.Pen. Tuy nhiên phân nữa người dân Mỹ đã thành công khi trao quyền cho tổng thống của họ là ông D.Trump, trong khi bà Marine đã thất bại vì bị cả khối châu Âu chống đối và cả các đảng phái tại Pháp vẫn còn đang sợ hải khi tách khỏi vòng tay của Mẹ Brussels. Tuy nhiên chính sách và tham vọng toàn cầu hóa của châu Âu sẽ thất bại nếu họ tiếp tục duy trì hệ thống tập trung quyền lực, độc tài hóa và muốn làm sống lại một ‘đế quốc châu Âu’ hoàng kim cũ trong lớp mặt nạ Dân chủ trá hình. Hôm nay chỉ mới một nước Anh nhưng 5 năm tới sẽ là Pháp, và quốc gia châu Âu nào mà ý thức dân trí và tinh thần dân chủ càng cao thì càng nhìn rỏ dã tâm và tham vọng của các đầu não chính trị tại Brussels, và sự mất quyền độc lập, tự chủ Dân tộc. Sẽ đủ can đảm để muốn tách khỏi cái cổ xe do Đức lãnh đạo. 
Đức Quốc Xã trong quá khứ đã bị tiêu diệt tuy nhiên dòng máu thống trị vẫn tiếp tục sống dưới dạng thức khác và đang thành công, hiện hữu trong một liên hiệp châu Âu hiện tại?! Hồng quân Nga đã góp phần chính để khai tử Đế Quốc Xã Đức trong đệ nhị thế chiến, do đó Đức, nước đang lãnh đạo ‘chủ nghĩa châu Âu’ đương thời dĩ nhiên có một mối hận xâu xa với Nga, huống chi dưới thời tổng thống Poutine, lại là thành trì ngăn chặn bước tiến ‘đại đồng hóa’của châu Âu dưới sự lãnh đạo của Đức để bành trướng về phương Đông - qua việc chận đứng sức tiến ‘Dân chủ trá hình’ này bởi việc ‘ngăn lũ’ tại Crimea. Phải nói Crimea là cái đinh đóng vào ‘dã tâm’ của ‘tham vọng châu Âu’, tương tự như thập giá đóng vào tim huyền thoại Dracula! Đó là lý do họ sẽ không bao giờ muốn thỏa thuận với nước Nga. Đó là lý do các đầu sỏ chính trị Brussels đã ‘oằn oại’, hết giận dữ tới lo lắng, bất an khi nước Mỹ có chủ nhân Nhà Trắng mới, và người chủ này lại có vẽ không còn ủng hộ chính sách ‘toàn cầu hóa’ và Đông tiến của họ giống cựu chủ nhân Obama. Thiếu sự hậu cần của Mỹ thì ‘Đế chế châu Âu’ sẽ vẫn tự xoay sở để luôn đối nghịch với một nước Nga ‘kỳ đà cản mũi’ như mặt trời gây chói phía Đông - tuy nhiên nếu Mỹ có sự đồng lòng thì cái mộng ‘phương đông’ kia dễ thành tựu hơn. Có một điều là những kẻ tham vọng đang nắm liên hiệp châu Âu quên rằng Mỹ, trước thời Donald Trump đã dần bị lộ ‘mặt nạ Dân chủ kiểu Mỹ’ tại nhiều nước châu Á và Trung Đông. Và cũng vì phân nữa dân Mỹ thật sự nhìn ra sự thoái hóa Văn minh nhân bản và Dân chủ này mà họ đã trao quyền cho một tổng thống có chủ trương đường lối khác với cái đường lối đối ngoại cổ truyền của Mỹ từ sau đệ nhị thế chiến - cũng là một kiểu ‘Dân chủ trá hình’ để thống trị toàn cầu và đã gieo rắt bao đau thương tang tóc cho các nước nhỏ, yếu và lạc hậu hơn, nhưng lại luôn mệnh danh là muốn đem ánh sáng Dân chủ, Tự do và thanh bình, no ấm cho họ?! Đó là một cái gương của sử cận đại cho những ai còn manh tâm nuôi dưỡng ‘giấc mộng bá chủ’ và đang núp dưới lớp vỏ Văn minh, Dân chủ.
Hảy nhớ rằng ‘chủ nghĩa cộng sản’ vẫn có mặt nhưng không thể phát triển trong một nước tiến bộ và người dân có trình độ ý thức cao. Cho dù chủ nghĩa ‘toàn cầu hóa’ hôm nay đang phát huy trong các quốc gia Dân chủ, tiến bộ nhưng bản chất là cũng cùng chung mục tiêu tập trung quyền lực vào tay một số người, để cai trị toàn khối theo những luật lệ do họ áp đặt, mỗi quốc gia thành viên sẽ bị trói chặt vào những chiếc vòi bạch tuột vô hình qua sự lệ thuộc về thương mại, kinh tế và tiền tệ, sẽ không thể thoát ly ngoài một sự trừng phạt như nước Anh đang đối mặt.
Châu Âu hóa để dần đi tới toàn cầu hóa, một khi được trá hình dưới mặt nạ Dân chủ thì cũng không cách xa bao nhiêu với chủ trương ‘thế giới đại đồng’, giấc mơ của thiên tài Kark Marx trong quá khứ - đã bị biến thể thành một chủ nghĩa cộng sản sắt máu dùng bạo lực để chiếm quyền lực và biến thành độc đảng, độc tài cai trị. Từ sự méo mó đó mà chủ nghĩa cộng sản toàn cầu đã từng bành trướng ra phân nữa thế giới và cũng đã phải sụp đổ, chỉ còn lại một vài quốc gia èo uột với nền chính trị ‘đầu voi, đuôi chuột’ được cai trị bởi những bạo chúa và vẫn tự rêu rao, ảo tưởng là có Dân chủ, Tự do, trong bóng tối của bạo lực và ngục tù.
Hảy có Văn minh Nhân bản và Dân chủ thật sự, hảy lo cho dân giàu, nước mạnh và liên hệ ngoại giao trong tinh thần tôn trọng và bình đẳng giữa người với người, giữa các quốc gia với nhau, trong niềm tin và danh dự, đừng vì tham vọng cá nhân hay lợi ích riêng của quốc gia mình mà đối nghịch, tị hiềm nuôi ẩn ý, dã tâm với quốc gia khác thì không cần chủ trương đại đồng hay toàn cầu hóa tự nhiên thế giới vẫn sẽ chung sống trong tinh thần đại đồng.
Hhx475

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét