NHỮNG LỜI TỰ TẠI CỦA PHÁP SƯ
THÁNH NGHIÊM
1.
Điều mình cần thì không nhiều,
điều mình muốn thì quá nhiều.
2.
Biết ơn đền ơn là hàng đầu, giúp
người chính là giúp mình.
3.
Từ bi không có kẻ thù, trí tuệ không khởi phiền muộn.
4.
Tâm bình thường chính là tâm an lạc nhất.
5.
Càng biết khuyết điểm của mình bao nhiêu, thì tốc độ
trưởng thành sẽ càng nhanh, lòng tự tin đối với bản thân sẽ càng kiên định.
6.
Chỉ có sau khi thể nghiệm những cảnh khổ gian nan, mới
có lòng tinh tiến và phấn khởi.
7.
Làm người nên vững chắc và tự tại, tấm lòng phải rộng
mở, thận trọng mà làm việc, nên nhìn xa trông rộng.
8. Người bố thí có phước, người hành
thiện an lạc.
9. Tâm lượng phải lớn, cái tôi phải
nhỏ.
10. Phải biết buông thì mới giữ được,
biết buông biết giữ, như vậy mới là người tự tại.
11. Biết mình biết người biết tiến thủ,
thân tâm lúc nào cũng bình an; biết phước tích phước luôn tạo phước, rộng kết
thiện duyên khắp muôn nơi.
12. Giữ được và buông bỏ được, năm nào
cũng cát tường như ý; dùng trí tuệ, vun đắp phước điền, ngày nào cũng là ngày
tốt lành.
13. Thân tâm thường thư giãn, gặp ai
cũng mỉm cười. Thư giãn có thể khiến thân tâm ta khỏe mạnh, nở nụ cười tươi sẽ
dễ tăng thêm tình hữu nghị hai bên.
14. Bốn thứ tình cảm: Cảm ơn, cảm tạ,
cảm hóa, cảm động.
15. Bốn thái độ trước một sự việc: Đối
diện, chấp nhận, giải quyết, để nó qua đi.
16. Bốn điều phước: Biết phước, tích phước, bồi
phước, trồng phước.
17. Những điều có thể lấy, nên lấy thì
mới lấy. Những điều không thể lấy, không nên lấy thì tuyệt đối không lấy.
18. Thấy việc tốt phải lấy làm vui, khen
ngợi, khích lệ và khiêm tốn học hỏi.
19. Bận không sao, đừng phiền não là
được.
20. Dùng trí tuệ để giải quyết sự việc,
lấy từ bi để quan tâm người khác.
21. Lòng từ bi càng nặng, trí tuệ sẽ
càng cao, phiền não cũng càng ít.
22. Tâm chuyển theo cảnh là phàm phu,
cảnh chuyển theo tâm là Thánh hiền.
23. Thuyền qua- nước không còn dấu vết,
chim bay qua không để dạng hình; thành bại được mất nhưng tâm không dao dộng,
đó là trí tuệ lớn của tự do giải thoát.
24. Công khai chịu thiệt thòi là người
nhân nghĩa, âm thầm chịu nhục nhã, đó là kẻ ngu muội.
25. Mục tiêu của nhân sinh là đến để thọ
báo, đáp nguyện và phát nguyện.
26. Giá trị của con người, không phải ở
chỗ tuổi thọ dài hay ngắn, mà chính là sự cống hiến nhiều hay ít.
27. Đừng bận tâm về quá khứ, không cần
lo lắng cho tương lai, sống thiết thực với hiện tại, thì có thể đồng hành cùng
quá khứ và vị lai.
28. Trí tuệ không phải là tri thức,
không là kinh nghiệm, không là tư biện, mà là thái độ siêu việt cái tôi của
chính mình.
29. Một cuộc sống tích cực, phải hết sức
khiêm nhường, cái ngã càng lớn thì càng bất an.
30. Bậc thượng đẳng an tâm với đạo, bậc
trung đẳng an tâm với sự việc, người hạ đẳng chỉ lo danh lợi, vật dục.
31. Lo lắng là sự dày vò không cần
thiết, chú tâm là động lực của sự an toàn.
32. Cho dù chỉ còn một hơi thở thì vẫn
còn hy vọng vô hạn, đó chính là của cải lớn nhất.
33. Cứu khổ cứu nạn là Bồ tát, chịu khổ
chịu nạn là đại Bồ tát.
34. Ba nguyên tắc để siêu việt cái chết:
Đừng tìm đến cái chết, đừng sợ chết, đừng chờ đợi chết.
35. Cái chết không là chuyện vui, cũng
không là chuyện buồn, mà là một Phật sự trang nghiêm.
36. Yêu thích thì muốn chiếm lấy, ghét
bỏ thì sẽ bài xích, suy tính hơn thiệt thì phiền muộn sẽ đến.
37. Kẻ luôn biết vừa lòng, ít ham muốn
đòi hỏi mới là người giàu có, không thiếu thốn.
38. Lòng không an mới thật sự là khổ,
bệnh tật của cơ thể không nhất định là khổ.
39. Tự cầu an tâm thì có bình an, quan
tâm người khác thì có hạnh phúc.
40. Có nhiều, không nhất định khiến
người được thỏa mãn. Có ít, không nhất định khiến người nghèo thiếu.
41. Những gì có được trong hiện tại, là
do quá khứ đã tạo ra. Những gì có được ở tương lai, là do hiện tại đang làm.
42. Người tốt không cô đơn, người thiện
tâm vui vẻ nhất. Lúc nào cũng giúp người lợi mình, thì bất cứ nơi đâu, bạn cũng
là người hạnh phúc nhất.
43. Chỉ cần thay đổi thái độ của mình,
thì hoàn cảnh cũng sẽ thay đổi theo.
Trên thế giới, không có gì là tuyệt đối tốt và xấu.
44. Khi bao dung người khác, vấn đề giữa
hai bên như đã được giải quyết.
45. Dùng tâm hổ thẹn để xem xét bản
thân, dùng tâm biết ơn để nhìn thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét