
Và ở nơi đây , có một đôi mắt xanh thẳm nhìn thấu suốt tâm hồn tôi bằng nỗi niềm thương cảm, buồn phiền , lo âu , nâng đỡ . Người có đôi mắt ấy chỉ cho tôi ý tưởng tranh đấu và tiến tới , là một chỗ tựa lưng cho tôi trong cái thế giới xa lạ đầy khác biệt mà tôi sẽ sống hết cuộc đời mình . Anh cũng chính là người theo dõi và diễn tả cho tôi biết đôi mắt tôi rạng rỡ khác thường , khuôn mặt tôi linh động , bừng sáng hoặc tiếng cười tôi trong trẻo vang lên trong những khi tôi nhắc đến các bạn học hoặc khi tôi nói chuyện với các bạn ở xa bằng điện thoại hàng giờ đồng hồ . Thời giờ là tiền bạc , làm sao mà quên được , nhưng tiền bạc nào có thể sánh với lũ kỷ niệm thơ trẻ đầy xúc động đầu đời ???
Ngày xưa Bà Nội tôi thường hỏi tôi một cách âu yếm : “ Lũ chúng mày chuyện gì mà lắm thế ?”…Bố Mẹ tôi cũng hay ngạc nhiên mỗi khi nhận được một cú điện thoại từ xa : “ Lại bạn của con nữa này! “… Bây giờ thì chịu thôi , làm sao giải thích cho người yêu dấu hiểu , chuyện trường , chuyện lớp , chuyện đầu cua tai nheo thời đi học , thời con gái , những chuyện mà một số người sẽ không bao giờ thèm nhớ tới vì nó không liên quan đến vật chất – nhưng với tôi , chúng là gia tài tôi mang theo đến xứ người . Cô bé mười lăm tuổi trong tôi hình như chưa bao giờ trưởng thành ! Chỉ cần một làn gió nào đó chạm nhẹ vào nỗi nhớ , là tôi lại rùng mình trở về tôi của ngày tháng xa mờ...
Ở nơi đó , có ngôi trường Nguyễn chan hòa ánh nắng và tiếng động . Với mấy ngàn cô nữ sinh ( mấy là mấy nhỉ ? Tháng 3 năm nay tôi được gặp lại cha Vũ Viết Hà , ngài là cha Giám học thời đó , tôi hỏi cha có phải là 3.000 ? Cha đã lắc đầu , hơn 6.000…) thì trường tôi có bao giờ bớt xôn xao ! Ngay những khi yên lặng nhất trong lớp học tôi cũng nghe được tiếng trái tim mình đập nhịp nhàng , yên bình bên nụ cười của các bạn . Từ nơi đó tôi đã học hành tử tế cũng như đã chập chững tập tành đủ thứ chuyện mới lạ . Các thầy Cô dạy dỗ chúng tôi về kiến thức và đạo đức , còn các bạn thì truyền cho nhau những kinh nghiệm bên lề mới tinh , chẳng hạn làm bánh bông lan sao cho nở đều , cắm hoa thì cần lựa hoa cho phù hợp , muốn đổi chỗ ngồi trong lớp phải biết canh chừng dì Giám thị , muốn lang thang ngoài sân trong giờ học phải biết lấm lét trước sau xem cha Tập với cây roi mây đang đứng nơi nào …Rồi lớn thêm chút nữa , là kể cho nhau nghe những rung động đầu đời , tập cho nhau từng bước luân vũ nhẹ nhàng , thỉnh thoảng cũng quỷ quyệt dối trá , rằng bác ơi cho nó đi chơi với con chiều nay , ( mà thật ra là con bác sẽ đi chơi với ai đó...
Chúng tôi quan sát Thầy Cô và đặt biệt danh cho từng vị… Đây là một điều rất thú vị trong đời học trò
, nhưng làm sao dám kể ra nơi đây , rằng
chúng tôi đã thì thào với nhau , ông này là
….thầy bói vì luôn đeo kính đen
thui , ông kia là … mafia vì đôi mắt gườm gườm , thầy X vespa
để phân biệt với thầy X honda , cô nọ
mang danh ….ký điệu vì lúc nào cũng ăn mặc rất đẹp , cô khác lại có tên …những đồi hoa sim vì cô
hay mặc áo dài màu tím . Do đó sau này
có một thời gian tôi được đi dạy học , một
thời gian rất ngắn , tôi thường thắc mắc
cố đoán xem mình được , hay bị , học trò trong trường gọi mình bằng biệt
danh gì . Tôi nghĩ đây sẽ là một kỷ
niệm thật đẹp trong đời dạy học của các thầy cô giáo .
Và
ngày xa xưa ấy , có những lời răn bảo
tưởng như đùa chơi , mà bất ngờ trở
thành sự thật . Cha Tiệm dạy chúng tôi
môn Đại số lớp 12 , chắc ngài rất mệt mỏi với lũ con gái mộng - ngoài - cửa - lớp này nên đã cho chúng
tôi một câu nói để đời : “ Chúng mày cứ
liệu đấy, bây giờ không lo học mai sau sẽ ra
ngồi lề đường bán xôi chè hết !”… Vậy mà chỉ một hai năm sau , cuộc sống thực
tế đã đẩy hầu hết chúng tôi ra lề đường
cho dù chúng tôi đã hết sức chăm ngoan
tử tế . Bán rau , bán chuối , bán quần áo , bán tương lai… tất cả những
thứ ấy tuy chua xót nhưng mặt khác, là hành trang đầy sự nhẫn nại , hy vọng và cảm thông đem đến thành công sau
này . Rồi hàng chục năm sau nữa , khi có dịp gặp lại cha Tiệm khi ngài về làm
việc trong một dòng tu ở Bà Rịa , chúng tôi đã nhao nhao nhắc lại câu đe dọa
của dó của cha , và
đùa tại cha trù ẻo nên mới ra
nông nỗi . Ngài đã cười thật sảng khoái . Đó là một kỷ niệm tuyệt vời
trong tôi . Và rồi , làm sao
tưởng tượng nổi , trong giờ Anh văn , thầy Đặng văn Dư , một vị thầy có phong thái
đặc biệt hào hoa và nghệ sĩ ( tôi thấy thầy có mặt trong Đại hội Nguyễn Bá Tòng năm nào )
đã dạy chúng tôi hát : “ I came to Alabama with my banjo on my knees , I
came to Louisiana with my banjo on my
knees… Oh Suzanna , why don’t you cry for me …?
“ Thưở đó mơ màng về những khung trời xa lạ
cứ tưởng là chuyện đùa chơi , nhưng cũng chỉ vài năm sau
, lũ học trò chúng tôi đã phải tan tác lìa quê hương , vùng vẫy sống còn trên những vùng đất lạ lẫm
. Cô bé mười lăm trong tôi bây giờ , khi rảnh rỗi rong chơi trên những đồng
cỏ bạt ngàn nắng gió và hoa dại của Texas , đã vô cùng xúc dộng vì nhớ lại những câu
hát ngày nào. Thời thơ dại mình mơ đi chăn trâu , lúc trung
niên mình thành kẻ chăn bò…Theo gió
tôi ra đi , và ở
đâu tôi sẽ dừng lại được ?
Ngày qua ngày, tháng qua tháng… khi tôi
muộn màng đặt chân lên đất nước này, đã rất cảm động vì được các bạn cùng lớp cưu mang,
giúp đỡ. Bạn đứng tên thuê nhà cho tôi, bạn đưa tôi đi tìm việc làm, bạn cho
tôi mượn tiền mua xe … Tâm hồn tôi rung động vì những chân tình quý báu ấy. Tôi còn ngỡ ngàng hơn khi
được biết rất nhiều bạn khác lớp còn nhớ đến mình. Có những đêm
khuya nghe tiếng điện thoại reo , đầu giây bên kia
là một giọng nói xuyên bang đầm ấm :” mình là… học lớp…, bạn có nhớ mình không
? “ .Sau một chút bất ngờ , gần như tôi
nhớ được hết các bạn đó , và chỉ cần vài
phút sau là cuộc tâm tình đã hết sức gần
gũi : “ Làm sao tui quên bà được , bà hồi đó
học siêng quá chừng…” . “ Chèn ơi, hồi đó tụi mình lên hội trường tập
văn nghệ chung rồi quen nhau “. “ Ờ , ờ… tui ngồi bàn thứ ba, bà ngồi bàn thứ
sáu , phải không nè ?” Rồi chuyện và
chuyện xô đẩy nhau nói hoài không hết .
Như một sợi dây lạc loài tìm được mối nối, từ bạn này tôi được liên kết
với bạn kia , để rồi sau những năm
dài vất vả, chúng tôi lại được về bên
nhau mà ôn lại những chuyện đẹp như mơ dưới mái trường cũ . Thỉnh thoảng được dịp gặp lại , chúng tôi mừng rỡ ôm chầm lấy
nhau và bồi hồi nhìn nhận tuổi tác cùng
sóng gió cuộc đời đã làm dung nhan của
nhau thay đổi đến thế nào . Những cô học
trò mảnh mai , nhỏ nhẹ như bạn , hoặc
vụng về , ngơ ngẩn như tôi giờ đã được thay bằng
hình ảnh những phụ nữ chững chạc
trong xã hội . Rồi thì giới thiệu tíu tít , ông xã luôn luôn
là số một ( có những anh tôi đã biết từ khi chàng còn đứng ngóng cổ chờ ngoài cổng trường ) , tiếp đến là con trai, con gái, con dâu, con
rể… Và chỉ thế thôi nhé , cháu nội, cháu ngoại chỉ nên nhắc khe khẽ . Có bạn còn hăm dọa , đứa nào gọi tao là bà ngoại hay bà nội thì tao nghỉ chơi !!!
Tôi là đứa chậm chân
và nhớ nhiều chuyện đời xưa
nên là đứa được hỏi han nhiều
nhất . Hơn hai mươi năm dậm chân
tại một nơi nhiều dâu biển , cành hồng nhỏ trong tôi lắm lần tưởng phải gãy gập ,
hoặc là nên như con cắc kè biến làn da xanh thành đỏ mà
tồn tại . Vậy nhưng , ông bà mình thường nói hay không bằng hên , tôi có số
may mắn nên đã đi qua những khó khăn dễ ghét ấy mà
không phải thay đổi gì
nhiều . Có chăng chỉ là sự vững mạnh , độc lập đôi khi thái
quá khiến đôi
mắt xanh của đời tôi phải ngạc nhiên ! Và
vì vậy tôi có nhiều chuyện lạ để
kể trong những lần bạn bè họp mặt
. Tôi
miên man kể lại những chặng đường mình đã qua , những sự giúp đỡ mình đã
nhận được . Luôn luôn tôi hiểu
tôi mắc nợ rất nhiều người ,
những người đồng hành quay sang dìu tôi khi tôi hụt chân trong cát
nóng hoặc khi tôi chênh vênh trên sườn đồi dốc …. Có những sự giúp đỡ tưởng như tình cờ nhưng là một dấu kỷ niệm
không thể phai nhòa trong tôi . Vì thế ,
khi nhắc đến bạn cùng trường , là thế nào
tôi cũng nhắc về Em …
Ngày ấy em học dưới tôi một lớp . Chúng tôi có cùng một sở thích văn nghệ nên cùng được hoạt động trong lãnh vực báo chí của trường . Lớp nào cũng có một trưởng ban báo chí – nghe oai ra phết – để lo chuyện làm bích báo cho lớp hoặc đóng góp bài vở cho nguyệt san Thông xanh của trường . Các trưởng ban hay đi tìm nhau , không phải vì công lên việc xuống gì mà chỉ là dân lơ mơ sống trên ngọn cây thì thích gặp nhau để xem nhau đang bước trên vùng trời nào ! Tôi thích gặp em, thích nói chuyện với em hơn với những người khác. Em với thân hình nhỏ bé, mái tóc ngắn và đôi mắt tinh nghịch gợi tôi nhớ đến những con chim sẻ nhảy nhót trên mái ngói, đơn sơ, trong sáng mà hiếu động. Trường Nguyễn rộng dài mênh mông với lầu trên lầu dưới lầu gỗ từng trệt dãy dọc dãy ngang … ai lạc vào đó chắc sẽ ngẩn ngơ suốt buổi. Tôi gần như chẳng nhớ em đang học ở lớp nào , lúc muốn tìm em tôi sẽ đi lơ ngơ trong hành lang và chờ đợi một điều chắc chắn, rằng em sẽ từ đâu đó chạy ù đến ôm chầm lấy tôi, và hai chúng tôi sẽ cười vang lên . Những tiếng cười hồn nhiên dìu tôi qua năm tháng dài cho đến bây giờ… Các em học sau tôi một hay vài lớp hay nhìn lên đàn chị bằng đôi mắt ngưỡng mộ, ôi lầm to, trong khi chúng tôi nhìn lại các em bằng đôi mắt ước ao thời thơ dại.
Biến cố tháng 4/1975 đến bất ngờ như một cơn lốc xoáy . Nó tung chúng tôi đi bốn phương trời trong nỗi niềm khiếp sợ. Trong nhiều năm tôi không gặp lại các em , mà cũng không biết các em ở đâu , đã đi đâu , trôi nổi phương nào. Câu ca dao thầy tôi dạy sao mà hay thế, lênh đênh qua cửa Thần Phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm…
Tôi là đứa chìm đầu tiên . Nhiều lần tôi suy tư tự biện hộ, rằng tôi có tu mà . Tôi không gian dối, không lừa lọc gian xảo, không thèm kính yêu những người không đáng kính yêu ! Vậy mà tôi cũng chìm, nhưng điều an ủi là quanh tôi người đời cũng chìm gần hết. Tất cả dường như chỉ còn một niềm ao ước : giữ sao cho mình đừng chạm đáy vực ! Sự tranh đấu sống còn với thực trạng xã hội đã khiến nhiều người tôi từng thương mến quay lưng với tôi . Không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng ! Bài học đáng giá đấy chứ .
Vào một ngày nào , của năm nào, tôi không nhớ rõ nữa , 87 hay 88 , sau một thời gian dài bị giam giữ vì những lý do mơ hồ đại loại như “ tuyên truyền phản cách mạng , chống chế độ…” Bố tôi và các bạn văn chương của ông bị đưa ra tòa . Hai chữ Toà Án cho ta biết bao niềm khiếp sợ . May là ngày nay tên nó được đơn giản xuống đôi chút , không ai trịnh trọng gọi nó là Pháp đình như xưa . Từ Pháp đình trí tưởng tượng sẽ đi thẳng đến Pháp trường ! Thầy tôi đã dạy “ Vô phúc đáo tụng đình “ , có việc gì mà phải vác chiếu ra hầu tòa , thì đa phần chẳng chết cũng bị thương , chẳng thiệt hại phần xác thì cũng sứt mẻ phần hồn… Gia đình tôi như bơi tuyệt vọng trong một vùng nước xoáy tăm tối , thời ấy điện không đủ dùng nói gì đến điện thoại , không thư từ , không bạn bè thăm hỏi . Ai ai cũng phải lo bảo vệ cho sự an ninh của bản thân và gia đình mình trước đã . Chúng tôi cũng đủ khôn ngoan tảng lờ người quen khi gặp họ ngoài đường , để tránh cho họ một nỗi khó xử . Gia đình phản cách mạng mà quen biết , thân cận người nào là chỉ mang khốn khổ cho người đó !
Vì đã quen với ý nghĩ này , nên sáng hôm ấy Mẹ con tôi lặng lẽ dẫn nhau ra Tòa . Tôi thật bất ngờ khi đến nơi đã thấy rất nhiều người đang tụ tập . Ngoài những gia đình của các ông các bà bạn cùng ra Toà với Bố tôi , còn biết bao những khuôn mặt lạ, nhưng thân thiện . Đó là những người ái mộ văn nghệ sĩ , chỉ nghe tin truyền miệng nhưng đã cố gắng đến để ủng hộ tinh thần ! Gia đình nào cũng có những người thân quen nhỏ nhẹ quây quần an ủi nhau . Tôi nhìn quanh cố tìm ra khuôn mặt một người thân , nhưng từ từ rồi phải nhìn nhận một sự thật , không một ai !!! Họ hàng cô chú bác xa gần , không một ai cả ! Các bạn thân cận của tôi hằng ngày gặp gỡ cũng không . Ai cũng có lý do chính đáng , tôi cay đắng nghĩ , bận làm ăn buôn bán , bận lo làm giấy tờ xuất cảnh , bận suy nghĩ tìm ra một lý do để bận rộn…. Tôi bơ vơ , lơ láo trả lời những câu chào hỏi của những người tốt bụng đã đến để chia xẻ nỗi lo âu , chờ đợi cùng chúng tôi về một bản án sẽ đến , mà phần dữ chắc chắn áp đảo phần hiền . Nước mắt tôi chảy ngược vào trong vì Mẹ tôi luôn luôn dặn ,” Đừng bao giờ , không bao giờ để chúng nó thấy mình khóc “. ( Chúng nó là những người ngạo nghễ mang thẻ đảng chờ đợi chúng tôi gục ngã ). Trong lúc tâm hồn tôi chán nản nhất , thì bỗng một người từ xa chạy đến ôm chầm lấy tôi , giọng nói reo lên ân tình y như thưở nào : “ Chị , chị nhớ em không ?” Ồ, tôi nhận ra em ngay , cô em chim sẻ đơn sơ ! Em từ một nhánh cây đời nào đó đã bay đến bên tôi . Rồi em nói liến thoắng những điều tôi không hề mong đợi , rằng em nghe người ta nói Bố tôi sẽ ra Tòa , rằng em biết ra đây chờ thế nào cũng được gặp tôi , thế nào cũng có dịp chia xẻ với tôi một chút lo âu cho dù em không hy vọng tôi còn nhớ em là ai ! Tôi nhìn vào đôi mắt chân tình của em , đôi mắt ấy đã hằn vài vết chân chim phía đuôi , và nói đúng cả tên lẫn họ của em . Tôi thấy rõ em cũng hạnh phúc như tôi khi được người quen nhớ đến !!! Đằng sau em có một chàng trai được em giới thiệu là chồng em . Cả hai đều gầy ốm , xanh xao không khác gì tôi nhưng khuôn mặt toát ra vẻ vui mừng khi gặp được bạn cũ . Tôi đứng giữa sân tòa án , chợt cảm thấy vững vàng tự tin hơn vì được dựa vào sự hiện diện của hai em , vì tôi không cô đơn nữa . Em đã nắm tay tôi , run rẩy cùng tôi khi thấy Bố tôi áo dấu tay còng đi vào phòng xử . Em chơi vơi chờ đợi tin dữ cùng gia đình tôi . Em là người bạn đại diện cho hàng ngàn người bạn cùng trường của tôi đã đứng bên tôi trong nghịch cảnh . Tôi nhớ ơn em mãi mãi và tôi sẽ kể về em mỗi khi có dịp , trong suốt cuộc đời của tôi.
Sau đó , những diễn biến dồn dập của phiên tòa và những thủ tục cần làm khiến tôi phải chạy hết chỗ này đến chỗ kia . Tôi chỉ kịp nói cám ơn khi xong phiên xử hai em từ gĩa ra về , không đủ bình tĩnh để hỏi em đang ở đâu , đang sinh sống như thế nào . Tôi mơ hồ nhớ ngày xưa em kể em ở khu Cư xá Ngân hàng bên kia cầu chữ Y. Nhưng chính xác là nhà nào , dãy nào thì tôi chịu . Tôi có lần đến đó vơ vẩn tìm , chỉ thấy nhà nhà cán bộ ở đầy . Em bây giờ ở đâu , trong nước hay ngoài nước ? Các bạn tôi hay đùa , người ta đi tìm trai của một thời mơ mộng còn mày thì tìm cái chi chi vậy ?. Tôi lạc mất em nhưng luôn hy vọng sẽ được gặp lại . Tôi tưởng tượng một hôm nào khi tôi đang đi dạo trong ánh hoàng hôn rực rỡ tuyệt dẹp của đồng cỏ bao la , em lại sẽ từ đâu đó chạy đến ôm chầm lấy tôi và lại hỏi chị nhớ em không ? . Biết đâu đấy , quả đất tròn mà . Tôi gửi vào bài viết này như một cách tìm hương trong gió . Có ai biết tin em làm ơn cho tôi hay với . Em tên là TRẦN HUỲNH HƯƠNG CHI , vào niên khóa 1974- 1975 đang học lớp 11 .
Vậy đó , tôi đã đi an toàn qua những năm tháng trắc trở bằng cách này hay cách khác , nhưng luôn luôn lạc quan vì không có cảm giác bị bỏ rơi . Và bạn hữu cùng trường cùng những kỷ niệm tuyệt đẹp là hành trang của tôi trong đời . Ở miền đất mới với những cuộc tranh đấu mới , khi mệt mỏi tôi lại trở về thời thơ dại của chúng tôi như một cách thư giãn và an ủi . Tôi lại thấy tôi vẫn là một tôi mắt sáng môi hồng đứng giữa sân trường làm thơ và thả những mộng ước đầu đời vào không gian .
Ngày ấy em học dưới tôi một lớp . Chúng tôi có cùng một sở thích văn nghệ nên cùng được hoạt động trong lãnh vực báo chí của trường . Lớp nào cũng có một trưởng ban báo chí – nghe oai ra phết – để lo chuyện làm bích báo cho lớp hoặc đóng góp bài vở cho nguyệt san Thông xanh của trường . Các trưởng ban hay đi tìm nhau , không phải vì công lên việc xuống gì mà chỉ là dân lơ mơ sống trên ngọn cây thì thích gặp nhau để xem nhau đang bước trên vùng trời nào ! Tôi thích gặp em, thích nói chuyện với em hơn với những người khác. Em với thân hình nhỏ bé, mái tóc ngắn và đôi mắt tinh nghịch gợi tôi nhớ đến những con chim sẻ nhảy nhót trên mái ngói, đơn sơ, trong sáng mà hiếu động. Trường Nguyễn rộng dài mênh mông với lầu trên lầu dưới lầu gỗ từng trệt dãy dọc dãy ngang … ai lạc vào đó chắc sẽ ngẩn ngơ suốt buổi. Tôi gần như chẳng nhớ em đang học ở lớp nào , lúc muốn tìm em tôi sẽ đi lơ ngơ trong hành lang và chờ đợi một điều chắc chắn, rằng em sẽ từ đâu đó chạy ù đến ôm chầm lấy tôi, và hai chúng tôi sẽ cười vang lên . Những tiếng cười hồn nhiên dìu tôi qua năm tháng dài cho đến bây giờ… Các em học sau tôi một hay vài lớp hay nhìn lên đàn chị bằng đôi mắt ngưỡng mộ, ôi lầm to, trong khi chúng tôi nhìn lại các em bằng đôi mắt ước ao thời thơ dại.
Biến cố tháng 4/1975 đến bất ngờ như một cơn lốc xoáy . Nó tung chúng tôi đi bốn phương trời trong nỗi niềm khiếp sợ. Trong nhiều năm tôi không gặp lại các em , mà cũng không biết các em ở đâu , đã đi đâu , trôi nổi phương nào. Câu ca dao thầy tôi dạy sao mà hay thế, lênh đênh qua cửa Thần Phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm…
Tôi là đứa chìm đầu tiên . Nhiều lần tôi suy tư tự biện hộ, rằng tôi có tu mà . Tôi không gian dối, không lừa lọc gian xảo, không thèm kính yêu những người không đáng kính yêu ! Vậy mà tôi cũng chìm, nhưng điều an ủi là quanh tôi người đời cũng chìm gần hết. Tất cả dường như chỉ còn một niềm ao ước : giữ sao cho mình đừng chạm đáy vực ! Sự tranh đấu sống còn với thực trạng xã hội đã khiến nhiều người tôi từng thương mến quay lưng với tôi . Không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng ! Bài học đáng giá đấy chứ .
Vào một ngày nào , của năm nào, tôi không nhớ rõ nữa , 87 hay 88 , sau một thời gian dài bị giam giữ vì những lý do mơ hồ đại loại như “ tuyên truyền phản cách mạng , chống chế độ…” Bố tôi và các bạn văn chương của ông bị đưa ra tòa . Hai chữ Toà Án cho ta biết bao niềm khiếp sợ . May là ngày nay tên nó được đơn giản xuống đôi chút , không ai trịnh trọng gọi nó là Pháp đình như xưa . Từ Pháp đình trí tưởng tượng sẽ đi thẳng đến Pháp trường ! Thầy tôi đã dạy “ Vô phúc đáo tụng đình “ , có việc gì mà phải vác chiếu ra hầu tòa , thì đa phần chẳng chết cũng bị thương , chẳng thiệt hại phần xác thì cũng sứt mẻ phần hồn… Gia đình tôi như bơi tuyệt vọng trong một vùng nước xoáy tăm tối , thời ấy điện không đủ dùng nói gì đến điện thoại , không thư từ , không bạn bè thăm hỏi . Ai ai cũng phải lo bảo vệ cho sự an ninh của bản thân và gia đình mình trước đã . Chúng tôi cũng đủ khôn ngoan tảng lờ người quen khi gặp họ ngoài đường , để tránh cho họ một nỗi khó xử . Gia đình phản cách mạng mà quen biết , thân cận người nào là chỉ mang khốn khổ cho người đó !
Vì đã quen với ý nghĩ này , nên sáng hôm ấy Mẹ con tôi lặng lẽ dẫn nhau ra Tòa . Tôi thật bất ngờ khi đến nơi đã thấy rất nhiều người đang tụ tập . Ngoài những gia đình của các ông các bà bạn cùng ra Toà với Bố tôi , còn biết bao những khuôn mặt lạ, nhưng thân thiện . Đó là những người ái mộ văn nghệ sĩ , chỉ nghe tin truyền miệng nhưng đã cố gắng đến để ủng hộ tinh thần ! Gia đình nào cũng có những người thân quen nhỏ nhẹ quây quần an ủi nhau . Tôi nhìn quanh cố tìm ra khuôn mặt một người thân , nhưng từ từ rồi phải nhìn nhận một sự thật , không một ai !!! Họ hàng cô chú bác xa gần , không một ai cả ! Các bạn thân cận của tôi hằng ngày gặp gỡ cũng không . Ai cũng có lý do chính đáng , tôi cay đắng nghĩ , bận làm ăn buôn bán , bận lo làm giấy tờ xuất cảnh , bận suy nghĩ tìm ra một lý do để bận rộn…. Tôi bơ vơ , lơ láo trả lời những câu chào hỏi của những người tốt bụng đã đến để chia xẻ nỗi lo âu , chờ đợi cùng chúng tôi về một bản án sẽ đến , mà phần dữ chắc chắn áp đảo phần hiền . Nước mắt tôi chảy ngược vào trong vì Mẹ tôi luôn luôn dặn ,” Đừng bao giờ , không bao giờ để chúng nó thấy mình khóc “. ( Chúng nó là những người ngạo nghễ mang thẻ đảng chờ đợi chúng tôi gục ngã ). Trong lúc tâm hồn tôi chán nản nhất , thì bỗng một người từ xa chạy đến ôm chầm lấy tôi , giọng nói reo lên ân tình y như thưở nào : “ Chị , chị nhớ em không ?” Ồ, tôi nhận ra em ngay , cô em chim sẻ đơn sơ ! Em từ một nhánh cây đời nào đó đã bay đến bên tôi . Rồi em nói liến thoắng những điều tôi không hề mong đợi , rằng em nghe người ta nói Bố tôi sẽ ra Tòa , rằng em biết ra đây chờ thế nào cũng được gặp tôi , thế nào cũng có dịp chia xẻ với tôi một chút lo âu cho dù em không hy vọng tôi còn nhớ em là ai ! Tôi nhìn vào đôi mắt chân tình của em , đôi mắt ấy đã hằn vài vết chân chim phía đuôi , và nói đúng cả tên lẫn họ của em . Tôi thấy rõ em cũng hạnh phúc như tôi khi được người quen nhớ đến !!! Đằng sau em có một chàng trai được em giới thiệu là chồng em . Cả hai đều gầy ốm , xanh xao không khác gì tôi nhưng khuôn mặt toát ra vẻ vui mừng khi gặp được bạn cũ . Tôi đứng giữa sân tòa án , chợt cảm thấy vững vàng tự tin hơn vì được dựa vào sự hiện diện của hai em , vì tôi không cô đơn nữa . Em đã nắm tay tôi , run rẩy cùng tôi khi thấy Bố tôi áo dấu tay còng đi vào phòng xử . Em chơi vơi chờ đợi tin dữ cùng gia đình tôi . Em là người bạn đại diện cho hàng ngàn người bạn cùng trường của tôi đã đứng bên tôi trong nghịch cảnh . Tôi nhớ ơn em mãi mãi và tôi sẽ kể về em mỗi khi có dịp , trong suốt cuộc đời của tôi.
Sau đó , những diễn biến dồn dập của phiên tòa và những thủ tục cần làm khiến tôi phải chạy hết chỗ này đến chỗ kia . Tôi chỉ kịp nói cám ơn khi xong phiên xử hai em từ gĩa ra về , không đủ bình tĩnh để hỏi em đang ở đâu , đang sinh sống như thế nào . Tôi mơ hồ nhớ ngày xưa em kể em ở khu Cư xá Ngân hàng bên kia cầu chữ Y. Nhưng chính xác là nhà nào , dãy nào thì tôi chịu . Tôi có lần đến đó vơ vẩn tìm , chỉ thấy nhà nhà cán bộ ở đầy . Em bây giờ ở đâu , trong nước hay ngoài nước ? Các bạn tôi hay đùa , người ta đi tìm trai của một thời mơ mộng còn mày thì tìm cái chi chi vậy ?. Tôi lạc mất em nhưng luôn hy vọng sẽ được gặp lại . Tôi tưởng tượng một hôm nào khi tôi đang đi dạo trong ánh hoàng hôn rực rỡ tuyệt dẹp của đồng cỏ bao la , em lại sẽ từ đâu đó chạy đến ôm chầm lấy tôi và lại hỏi chị nhớ em không ? . Biết đâu đấy , quả đất tròn mà . Tôi gửi vào bài viết này như một cách tìm hương trong gió . Có ai biết tin em làm ơn cho tôi hay với . Em tên là TRẦN HUỲNH HƯƠNG CHI , vào niên khóa 1974- 1975 đang học lớp 11 .
Vậy đó , tôi đã đi an toàn qua những năm tháng trắc trở bằng cách này hay cách khác , nhưng luôn luôn lạc quan vì không có cảm giác bị bỏ rơi . Và bạn hữu cùng trường cùng những kỷ niệm tuyệt đẹp là hành trang của tôi trong đời . Ở miền đất mới với những cuộc tranh đấu mới , khi mệt mỏi tôi lại trở về thời thơ dại của chúng tôi như một cách thư giãn và an ủi . Tôi lại thấy tôi vẫn là một tôi mắt sáng môi hồng đứng giữa sân trường làm thơ và thả những mộng ước đầu đời vào không gian .
Kiều Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét